Wednesday, April 20, 2016

TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm (dịch vụ) đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Quản trị sản xuất tập trung vào các vấn đề:

  • Thiết kế hệ thống sản xuất.
  • Phương pháp quản trị sản xuất.
  • Điều hành quá trình sản xuất

Quản trị sản xuất nhằm:

  • Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
  • Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
  • Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

Hướng nghiên cứu quản trị sản xuất hiện đại - Sản xuất như một hệ thống 

Sản xuất như là một hệ thống là hướng nghiên cứu chủ đạo trong quản trị sản xuất ngày nay. Russel Ackoff nhà tiên phong trong lý thuyết hệ thống, mô tả hệ thống như sau: Hệ thống là một tổng thể không thể chia nhỏ được mà không làm cho nó mất đi những nét đặc trưng, và vì thế nó phải được nghiên cứu như là một tổng thể.


Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu, nhân sự, tiền vốn, các thiết bị, các thông tin… Những yếu tố đầu vào này được chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo mong muốn, mà chúng ta gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả quản lý bởi hệ thống quản lý để nhằm xác định xem nó có thể được chấp nhận hay không về mặt số lượng, chi phí và chất lượng. Nếu kết quả là chấp nhận được, thì không có sự thay đổi nào được yêu cầu trong hệ thống; nếu như kết quả không chấp nhận được, các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý cần phải thực hiện.

    a. Yếu tố đầu vào:

- Các nhân tố ngoại vi: nói chung là các thông tin đặc trưng và có xu hướng cung cấp cho các nhà quản trị về các điều kiện bên ngoài hệ thống nhưng có ảnh hưởng đến hệ thống.

- Điều kiện về kinh tế:Nhân tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự thu hút tiềm năng của các chiến lược khác nhau. Chẳng hạn nếu như lãi suất tăng lên thì số vốn cần cho việc đa dạng hóa sẽ quá đắt hoặc không có sẵn. Hay là, khi lãi suất tăng lên thì số thu nhập sử dụng được tùy thích sẽ giảm đi và nhu cầu sản phẩm để sử dụng tùy thích cũng giảm. Khi giá cổ phiếu tăng lên, sự mong muốn có cổ phần như là nguồn vốn để phát triển thị trường sẽ tăng lên. Như vậy, khi thị trường tăng trưởng thì của cải của người tiêu thụ và doanh nghiệp tăng lên.

    b. Yếu tố đầu ra:

Là sản phẩm được sản xuất từ hệ thống, thường có hai hình thức: sản phẩm trực tiếp và sản phẩm không trực tiếp. Một số lớn sản phẩm (trực tiếp) được sản xuất hàng ngày và các sản phẩm (không trực tiếp) được phát sinh ra từ hệ thống.

Điều lưu ý là chúng ta thường bỏ qua các loại sản phẩm không trực tiếp của hệ thống như: Thuế khóa, các loại chất thải và gây ô nhiễm môi trường, các hoạt động cộng đồng. Mặc dù chúng không nhận được sự lưu tâm như là các kết quả về sản phẩm hay dịch vụ tạo ra doanh thu giúp cho hệ thống sản xuất tồn tại.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sản xuất và dịch vụ hiện nay 

- Có 5 nhân tố chính ảnh hưởng quản trị sản xuất và dịch vụ hiện nay:

- Chất lượng, dịch vụ khách hàng và các thách thức về chi phí.

- Sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật sản xuất tiên tiến.

- Sự tăng trưởng liên tục của khu vực dịch vụ.

- Sự hiếm hoi của các tài nguyên cho sản xuất.

- Các vấn đề trách nhiệm xã hội.

sưu tầm

Để nắm rõ hơn về quản trị sản xuất, hãy tham gia các khóa học trong bộ chương trình quản trị sản xuất của trường SAM

No comments:

Post a Comment