Monday, June 22, 2015

Quản trị sản xuất: Kéo & đẩy trong quản trị sản xuất

Thế nào là kéo, thế nào là đẩy trong quản trị sản xuất?

Theo Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Mekong Capital, sản xuất kéo là luồng sản xuất trong nhà máy được điều tiết bởi yêu cầu từ công đoạn cuối quy trình. Nghĩa là, khi nào có tín hiệu từ công đoạn sau thì công đoạn trước mới tiến hành gia công nguyên liệu. Ví dụ, trong hệ thống kéo, một đơn đặt hàng tạo ra nhu cầu về thành phẩm, thành phẩm đó sẽ được hoạch định về kế hoạch giao hàng, sản xuất, mua nguyên vật liệu… để đáp ứng cho đơn hàng đó. Mô hình sản xuất đẩy thì ngược lại, công ty sẽ sản xuất dựa trên dự báo nhu cầu tiêu thụ và khả năng cung ứng của công ty. Từ đó, hàng hóa sẽ được lưu kho và đẩy ra thị trường thông qua hệ thống phân phối. Như vậy, sản xuất đẩy là mô hình mà luồng sản xuất trong nhà máy được điều tiết không phải từ công đoạn cuối của quy trình. Khái niệm về mô hình sản xuất đẩy, mô hình sản xuất kéo đã hình thành nên những khái niệm tương ứng tiếp theo như “make/build to stock” hay “make/build to order” (sản xuất theo lượng tồn kho hay sản xuất theo đơn đặt hàng). Sau đó, những chiến lược quản lý sản xuất hiệu quả dần được hình thành, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất – kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp. Vậy mô hình nào mới phù hợp với doanh nghiệp?


Khi nào nên kéo, khi nào nên đẩy trong quản trị sản xuất?

Giáo sư David Simchi thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (bang Massachusetts, Mỹ), đã thực hiện một sơ đồ giúp doanh nghiệp xác định chiến lược sản xuất của mình là theo chiến lược đẩy hay chiến lược kéo. Mô hình này được dựa trên đặc tính của sản phẩm cung ứng cho thị trường qua 2 yếu tố: Tính không chắc chắn về nhu cầu (demand uncertainty, tức sự không chắc chắn trong nhu cầu khách hàng) và tính kinh tế nhờ quy mô (economies of scale, được hiểu là sự gia tăng lượng sản phẩm trên một quy trình sản xuất làm giảm chi phí sản xuất trung bình của một đơn vị sản xuất). Các loại sản phẩm được tổng quát thành 4 nhóm tương ứng với 2 đặc tính trên. Khi mức độ chắc chắn về nhu cầu của sản phẩm không cao và việc tích hợp các đơn hàng lại không giúp cắt giảm chi phí thì nên áp dụng chiến lược kéo. Khi đạt được tính kinh tế nhờ quy mô nhờ tích hợp các nhu cầu được dự báo và mức độ chắc chắn về nhu cầu tiêu thụ cao, doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược đẩy. Đây là đặc trưng của nhóm hàng thực phẩm chế biến. Chiến lược đẩy sẽ giảm được rủi ro khi nhu cầu tiêu thụ không được chắc chắn. Còn đối với nhóm sản phẩm số 2 và số 4, rất khó lựa chọn chiến lược phù hợp. Với nhóm số 2, ngành công nghiệp trang trí – nội thất gồm những sản phẩm đa dạng về màu sắc, kích cỡ, chủng loại và sự không chắc chắn trong nhu cầu là thấp, chi phí vận chuyển sẽ cao. Doanh nghiệp cần phân biệt sản phẩm và chiến lược phân phối nhằm giảm chi phí vận chuyển. Bằng cách thiết lập các cửa hàng bán lẻ, khi khách đặt hàng, đơn hàng sẽ được gửi về công ty và sản xuất theo đúng đơn hàng đó. Tuy nhiên, khi giao hàng, nhằm đạt được tính kinh tế nhờ quy mô, công ty không những giao sản phẩm theo đơn hàng mà còn tích hợp thêm các sản phẩm khác đến cửa hàng và khu vực kinh doanh. Đây là chiến lược đẩy – kéo kết hợp.

Khi sản phẩm sản xuất kinh doanh nằm vào nhóm thứ 4 với đặc điểm là tính không chắc chắn về nhu cầu thấp, tính kinh tế nhờ quy mô có xu hướng thấp, vòng đời sản phẩm ngắn; doanh nghiệp nên thiết lập “chiến lược lấp đầy” những điểm kinh doanh. Khi lượng tồn kho của các điểm kinh doanh dưới mức an toàn, lệnh sản xuất sẽ được phát ra. Chiến lược này cũng thuộc dạng đẩy – kéo, cụ thể là “kéo” trong sản xuất và phân phối, “đẩy” ra thị trường bán lẻ. Hiện Metro đang thực hiện chiến lược này cùng các nhà sản xuất hàng tiêu dùng như Unilever, Nestle… nhằm cùng nhau kiểm soát tốt lượng hàng tồn kho. Như vậy, khi áp dụng chiến lược đẩy – kéo đối với nhóm sản phẩm số 2 và 4, cần tích hợp các nhu cầu về sản phẩm, địa lý và cả thời gian.

Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh thành công hay không tùy thuộc vào việc doanh nghiệp so sánh, đối chiếu và tìm hiểu xem các công ty đối thủ mạnh đang làm gì, từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra chiến lược phù hợp. Nhưng hơn cả chính là tinh thần học hỏi, tiếp thu các trào lưu, kiến thức hiện đại. Đây thực sự là điều cần cải thiện ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế phẳng, khi Việt Nam được đánh giá là một đối tác thuê ngoài trong hệ thống.

ST

Để nắm rõ hơn về quản trị sản xuất, hãy tham gia các khóa học trong bộ chương trình quản trị sản xuất của trường SAM

VAI TRÒ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

Chức năng quản trị sản xuất tác động trực tiếp lên 3 vấn đề cơ bản tối thiểu cần thiết cho sự thành công của công ty:


- Cung cấp sản phẩm phù hợp với năng lực của công ty và nhu cầu của thị trường.
- Cung cấp sản phẩm với mức chất lượng phù hợp với mong muốn của khách hàng.
- Cung cấp sản phẩm với chi phí cho phép có được lợi nhuận và giá cả hợp lý.


Khi hoạch định mục tiêu của công ty, các quản trị viên cấp cao phải đảm bảo rằng mục tiêu này phải phù hợp với khả năng,sức mạnh thích hợp được phát triển trong  hệ thống sản xuất. Các nhà quản trị sản xuất phải tác động trực tiếp có hiệu quả  lên 3 vấn đề cơ bản cho sự thành công của công ty.

Saturday, June 20, 2015

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT LÀ GÌ?

Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm (dịch vụ) đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.


Quản trị sản xuất nhằm:

  • Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
  • Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
  • Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

Quản trị sản xuất tập trung vào các vấn đề:

  • Thiết kế hệ thống sản xuất.
  • Phương pháp quản trị sản xuất.
  • Điều hành quá trình sản xuất.

Hướng nghiên cứu quản trị sản xuất hiện đại - Sản xuất như một hệ thống 

Sản xuất như là một hệ thống là hướng nghiên cứu chủ đạo trong quản trị sản xuất ngày nay. Russel Ackoff nhà tiên phong trong lý thuyết hệ thống, mô tả hệ thống như sau: Hệ thống là một tổng thể không thể chia nhỏ được mà không làm cho nó mất đi những nét đặc trưng, và vì thế nó phải được nghiên cứu như là một tổng thể.
Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu, nhân sự, tiền vốn, các thiết bị, các thông tin… Những yếu tố đầu vào này được chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo mong muốn, mà chúng ta gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả quản lý bởi hệ thống quản lý để nhằm xác định xem nó có thể được chấp nhận hay không về mặt số lượng, chi phí và chất lượng. Nếu kết quả là chấp nhận được, thì không có sự thay đổi nào được yêu cầu trong hệ thống; nếu như kết quả không chấp nhận được, các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý cần phải thực hiện.

    a. Yếu tố đầu vào:

Các nhân tố ngoại vi: nói chung là các thông tin đặc trưng và có xu hướng cung cấp cho các nhà quản trị về các điều kiện bên ngoài hệ thống nhưng có ảnh hưởng đến hệ thống.
Điều kiện về kinh tế:
Nhân tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự thu hút tiềm năng của các chiến lược khác nhau. Chẳng hạn nếu như lãi suất tăng lên thì số vốn cần cho việc đa dạng hóa sẽ quá đắt hoặc không có sẵn. Hay là, khi lãi suất tăng lên thì số thu nhập sử dụng được tùy thích sẽ giảm đi và nhu cầu sản phẩm để sử dụng tùy thích cũng giảm. Khi giá cổ phiếu tăng lên, sự mong muốn có cổ phần như là nguồn vốn để phát triển thị trường sẽ tăng lên. Như vậy, khi thị trường tăng trưởng thì của cải của người tiêu thụ và doanh nghiệp tăng lên.
Các biến số kinh tế quan trọng cần theo dõi.
+ Những chính sách tiền tệ, khả năng cung cấp tín dụng, lãi suất.
+ Giá trị của đồng tiền trên thị trường, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái.
+ Thâm hụt ngân sách của chính phủ.
+ Thu nhập bình quân trên đầu người, xu hướng thất nghiệp.
+ Các chính sách thuế khóa, qui định về xuất nhập khẩu.
- Điều kiện về nhân khẩu, địa lý, văn hóa, xã hội.
Các yếu tố nhân khẩu, địa lý ,văn hóa, xã hội chủ yếu
+ Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ di dân và nhập cư.
+ Mức học vấn trung bình, lối sống, các mối quan tâm đối với vấn đề đạo đức.
+ Vai trò của giới tính, thói quen mua hàng.
+ Thái độ đối với việc tiết kiệm, đầu tư và công việc.
+ Môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Khía cạnh chính trị, luật pháp của quốc gia
Các yếu tố chính trị, chính phủ, luật pháp có thể cho thấy các vận hội và mối đe dọa chủ yếu đối với các tổ chức nhỏ và lớn. Đối với các ngành và những công ty phải phụ thuộc rất nhiều vào các hợp đồng hoặc trợ cấp của chính phủ, những dự báo về chính trị có thể là phần quan trọng nhất của việc kiểm tra các yếu tố bên ngoài. Sự thay đổi về bằng sáng chế, luật chống độc quyền, thuế suất và các nhóm gây sức ép ngoài hành lang có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các công ty. Sự lệ thuộc lẫn nhau mỗi lúc một tăng lên trên phạm vi toàn quốc giữa các nền kinh tế, thị trường, chính phủ và tổ chức đòi hỏi công ty phải xem xét đến ảnh hưởng có thể có của các biến số chính trị đối với việc soạn thảo và thực hiện các chiến lược cạnh tranh.
Các biến số chính trị, chính phủ và luật pháp quan trọng
+ Các thay đổi của Luật thuế.
+ Các qui định xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu đặc biệt.
+ Số lượng các bằng sáng chế, phát minh.
+ Luật bảo vệ môi trường; Luật chống độc quyền.
+ Mức trợ cấp của chính phủ; mức chi tiêu cho quốc phòng.
- Khía cạnh kỹ thuật
Những thay đổi và phát minh kỹ thuật mang lại những đổi thay to lớn như kỹ thuật siêu dẫn, kỹ thuật điện toán, người máy, những nhà máy không người, truyền thông không gian, những mạng lưới vệ tinh, sợi quang… Các ảnh hưởng của công nghệ cho thấy những cơ hội và mối đe dọa mà chúng ta phải được xem xét trong việc soạn thảo chiến lược. Sự tiến bộ kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, người cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất, thực tiễn tiếp thị và vị thế cạnh tranh của tổ chức.
Tiến bộ kỹ thuật có thể tạo ra những thị trường mới, kết quả là sự sinh sôi của những sản phẩm mới mẽ và được cải tiến thay đổi những vị trí giá cả cạnh tranh có quan hệ trong một ngành, khiến cho những sản phẩm và dịch vụ hiện có trở nên lỗi thời. Hiện nay, không có công ty hay ngành công nghiệp nào tự cách ly với những phát triển công nghệ đang xuất hiện. Trong công nghệ kỹ thuật cao, sự nhận dạng và đánh giá những cơ hội và mối đe dọa mang tính công nghệ trọng yếu có thể là phần quan trọng nhất của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài trong hoạt động quản lý chiến lược.
Các câu hỏi chủ yếu thường đặt ra khi đánh giá môi trường công nghệ
+ Các công nghệ bên trong công ty là gì ?
+ Các công nghệ nào được sử dụng trong việc kinh doanh của công ty? Trong sản phẩm?
+ Mỗi công nghệ có tầm quan trọng thiết yếu như thế nào đối với mỗi sản phẩm và hoạt động kinh doanh?
+ Những công nghệ nào được quan tâm bao gồm trong việc sản xuất các sản phẩm và nguyên vật liệu mua để sử dụng?
+ Sự phát triển của công nghệ này theo thời gian là gì? Những thay đổi công nghệ này khởi đầu từ công ty nào?
+ Đâu là sự phát triển có thể có của công nghệ này trong tương lai?
+ Xếp hạng chủ quan các công ty khác nhau theo mỗi công nghệ là gì?
- Các yếu tố về thị trường:
Là các thông tin có liên quan đến cạnh tranh, thiết kế sản phẩm, sở thích của khách hàng và các khía cạnh khác của thị trường.
- Các nguồn lực ban đầu: là các yếu tố phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm hay dịch vụ. Đây là các nhân tố về nguyên vật liệu, nhân sự, vốn bằng tiền, vốn bằng hàng hóa và các tiện ích khác.

    b. Yếu tố đầu ra:

Là sản phẩm được sản xuất từ hệ thống, thường có hai hình thức: sản phẩm trực tiếp và sản phẩm không trực tiếp. Một số lớn sản phẩm (trực tiếp) được sản xuất hàng ngày và các sản phẩm (không trực tiếp) được phát sinh ra từ hệ thống.
Điều lưu ý là chúng ta thường bỏ qua các loại sản phẩm không trực tiếp của hệ thống như: Thuế khóa, các loại chất thải và gây ô nhiễm môi trường, các hoạt động cộng đồng. Mặc dù chúng không nhận được sự lưu tâm như là các kết quả về sản phẩm hay dịch vụ tạo ra doanh thu giúp cho hệ thống sản xuất tồn tại.

Các quyết định trong quản trị sản xuất 

Theo kinh nghiệm của các nhà quản trị thường phân các quyết định thành 3 loại chính: Các quyết định về chiến lược, quyết định về hoạt động và quyết định về quản lý.
  • Các quyết định về chiến lược: quyết định về sản phẩm, qui trình sản xuất, phương tiện sản xuất. Đây là quyết định có tầm quan trọng chiến lược có ý nghĩa lâu dài cho tổ chức. Những quyết định này đòi hỏi tất cả nhân viên trong các khâu từ sản xuất, nhân sự, kỹ thuật, Marketing và tài chính đều phải làm việc cùng nhau để nghiên cứu các cơ hội kinh doanh một cách cẩn thận, nhằm đưa ra một quyết định đặt các tổ chức vào vị trí tốt nhất để đạt được mục tiêu dài hạn:
+ Quyết định xem có nên thực hiện dự án phát triển sản phẩm mới hay không?
+ Quyết định về việc thiết lập qui trình sản xuất cho sản phẩm mới.
+ Quyết định cách thức phân phối nguồn nguyên vật liệu khan hiếm, các tiện ích, khả năng sản xuất và nhân sự giữa các cơ hội kinh doanh mới và hiện có.
+ Quyết định về việc xây dựng thêm nhà máy mới và nơi đặt chúng.
  • Các quyết định về hoạt động: như giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến việc hoạch định sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trách nhiệm chính của tác nghiệp và tìm kiếm đơn đặt hàng từ phía khách hàng, được thu hút bởi chiến lược marketing của tổ chức và phân phối sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Ví dụ như:
+ Quyết định xem cần có bao nhiêu dự trữ dùng cho sản xuất.
+ Quyết định số lượng và loại sản phẩm sẽ được sản xuất trong thời gian tới.
+ Quyết định là có nên gia tăng năng lực sản xuất vào thời gian tới hay không? Bằng cách nào? cho công nhân làm ngoài giờ hoặc là cho các nhà cung ứng thực hiện một phần khối lượng sản phẩm của công ty?
+ Quyết định chi tiết về việc mua nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất trong thời gian tới.
  • Các quyết định về quản lý: Các nhà quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có thể khiến một doanh nghiệp thành công hay thất bại thông qua những quyết định đúng sai của họ. Đây là các quyết định có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công nhân, không phải lúc nào công nhân cũng luôn hoàn thành công việc của mình như mong muốn. Về chất lượng sản phẩm, dịch vụ có xu hướng biến động, máy móc thiết bị có khả năng hỏng hóc xảy ra. Do đó các nhà quản lý cần hoạch định, phân tích và quản lý các hoạt động để làm giảm đi sự cản trở đến hệ thống sản xuất. Ví dụ như:
+ Quyết định về chi phí cho việc điều chỉnh lại bản thiết kế sản phẩm.
+ Quyết định tiêu chuẩn về quản lý chất lượng cho những sản phẩm có sự thay đổi trong bảng thiết kế.
+ Quyết định số lần bảo trì ngăn chặn hỏng hóc của máy móc sản xuất.
Các quyết định hàng ngày về công nhân, chất lượng sản phẩm, máy móc dùng cho sản xuất, khi được thực hiện cùng với nhau sẽ là một khía cạnh lớn trong công việc của các nhà quản lý tác nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sản xuất và dịch vụ hiện nay 
Có 5 nhân tố chính ảnh hưởng quản trị sản xuất và dịch vụ hiện nay:
  • Chất lượng, dịch vụ khách hàng và các thách thức về chi phí.
  • Sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
  • Sự tăng trưởng liên tục của khu vực dịch vụ.
  • Sự hiếm hoi của các tài nguyên cho sản xuất.
  • Các vấn đề trách nhiệm xã hội.
sưu tầm
Để nắm rõ hơn về quản trị sản xuất, hãy tham gia các khóa học trong bộ chương trình quản trị sản xuất của trường SAM

Kỹ năng giám sát dành cho chuyên viên QC - Chương trình quản lý sản xuất

Chương Trình Đào Tạo

KỸ NĂNG GIÁM SÁT DÀNH CHO CHUYÊN VIÊN QC

Quality Control Supervisor Profession

Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã, đang và sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ với qui mô và phạm vi ngày càng lớn. Sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép các nhà sản xuất nhạy bén có khả năng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Tình hình trên đã khiến cho chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh, trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Sự hòa nhập của chất lượng vào mọi yếu tố của Doanh nghiệp từ hoạt động quản lý đến tác nghiệp sẽ là điều phổ biến và tất yếu đối với bất kỳ một Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển. Bên cạnh vững kiến thức chuyên môn thì những Nhà Quản Lý Chất Lượng còn cần trang bị cho mình những kỹ năng về quản lý và giám sát để công việc đạt hiệu quả cao nhất.

Chính vì vậy, các Chuyên gia của SAM đã nghiên cứu và triển khai chương trình “KỸ NĂNG GIÁM SÁT dành cho NHÂN VIÊN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QC với mong muốn cung cấp đến các Anh/Chị một số kỹ năng, công cụ chuyên nghiệp trong hoạt động giám sát công việc của một Nhân viên quản lý chất lượng.
Nhân viên QC, Nhân viên giám sát kế hoạch, Nhân viên giám sát sản xuất…


ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ
Nhân viên QC, Nhân viên giám sát kế hoạch, Nhân viên giám sát sản xuất…

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
  • Hiểu, nhận thức được nhiệm vụ, vai trò của nhân viên QC trong xưởng SX.
  • Một số nhiệm vụ chính khi giám sát: quản lý năng suất, quản lý chất lượng quản lý lãng phí xưởng sản xuất.
  • Ứng dụng kỹ năng giám sát, công cụ chính quản lý chất lượng và hoàn thành mục tiêu giám sát chất lượng của công ty.
  • Ứng dụng một số công cụ để hỗ trợ cho việc giám sát chất lượng hiệu quả.
THỜI GIAN ĐÀO TẠO 6 buổi (3 ngày)

PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
  • Thực hành 70%, lý thuyết 30%.
  • Trực quan tại lớp học thông qua hướng dẫn, phát biểu tại chỗ, thảo luận, trình bày. Brainstorming.
  • Trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với Giảng viên và Chuyên gia trong lĩnh vực này.
  • Ví dụ minh họa bài tập giúp Học viên áp dụng.
GIẢNG VIÊN
  • Giảng viên Business Edge, Better Work, những người có kinh nghiệm quản lý thực tiễn lâu năm tại các Tập đoàn đa quốc gia, các Doanh Nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực quản trị sản xuất.
  • Giảng Viên sẽ chia sẻ kinh nghiệm và giúp người học giải quyết những khó khăn ngay tại lớp học.
Chương trình Tổ Trưởng Sản Xuất Chuyên Nghiệp thuộc bộ chương trình quản trị sản xuất của trường SAM

Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn đào tạo của Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM:
285 Phan Xích Long, P7, Q.Phú Nhuận.
Điện thoại: (08) 35178848 – ( 08) 35178849. Fax: (08) 35174118.
Email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn 


Friday, June 19, 2015

Tổ Trưởng Sản Xuất – Cần Giỏi Chuyên Môn và Biết Quản Lý

Trong một Doanh nghiệp sản xuất, Tổ trưởng sản xuất là người chịu trách nhiệm trực tiếp về năng suất lao động, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mọi vấn đề liên quan đến nhân sự trong một tổ để đảm bảo thời gian giao hàng đúng quy định.
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực quản lý cho cấp Tổ trưởng Sản xuất trong Doanh nghiệp mình, 04/2015 Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản lý SAM kết hợp với CASUMINA – Cty Cổ Phần Công Nghiệp Cao Su Miền Nam đã tổ chức khóa Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp nhằm đào tạo nâng cao kiến thức cho 117 Học viên là những anh chị Công nhân sản xuất, KCS, phó ca, trưởng ca, tổ trưởng…..
Sau đây là những hình ảnh tiêu biểu diễn ra trong suốt khóa học :
DSC00266
DSC00350

IMG_1529
IMG_1727
IMG_1756
                    
DSC00249
IMG_1684
IMG_1738
IMG_1762
IMG_1774
IMG_1847
                                                
DSC00291
DSC00294
DSC00314
DSC00356IMG_1580IMG_1731IMG_1744IMG_1892
Với phương châm “Đồng hành cùng sự phát triển của Doanh Nghiệp”, Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM đã tổ chức nhiều khóa học “Tổ Trưởng Sản Xuất Chuyên Nghiệp” trong thời gian vừa qua. Khóa học đã thu hút nhiều Anh/Chị là tổ trường, tổ phó sản xuất, trưởng nhóm sản xuất, giám sát sản xuất…của các công ty, doanh nghiệp tại TPHCM và các tỉnh phía Nam
Hầu hết các Anh/chị Học viên đều nhận xét và chia sẻ: Tham gia khóa học, tôi lĩnh hội được rất nhiều kiến thức để vận dụng vào công việc của mình. Bên cạnh đó, khi tham gia khóa học, tôi được tham gia vào các hoạt động và các bài tập tình huống thực tế trong chương trình học, giúp tôi luyện tập kỹ năng trình bày và kỹ năng giải quyết các vấn đề trong công việc. Tôi rất ấn tượng về Giảng Viên rất nhiệt tình chia sẻ, cách truyền đạt cuốn hút và dễ hiểu và Giảng Viên đã đưa những kinh nghiệm thực tế của mình khi đi làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp để truyền đạt chia sẽ lại cho chúng tôi”
Chương trình Tổ Trưởng Sản Xuất Chuyên Nghiệp thuộc bộ chương trình quản trị sản xuất của trường SAM
Mọi thông tin liên quan đến các khóa học, vui lòng liên hệ:
TRƯỜNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG QUẢN LÝ SAM
SAM – BDC Group

Add: 285 Phan Xích Long, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Tel: (08)35 178848 – 35178849 – Fax: (08) 35 174118
Email: info@sam.edu.vn  hay  tuvan@sam.edu.vn Website: www.sam.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN LÝ SẢN XUẤT - QUẢN TRỊ KHO BÃI CHUYÊN NGHIỆP

Chương Trình Đào Tạo

QUẢN TRỊ KHO BÃI CHUYÊN NGHIỆP

Professional Warehousing Management

Quản trị kho hàng là một trong những khâu không thể thiếu trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Sản phẩm được lấy ra từ đâu, lấy bao nhiêu, kho hàng so với trung tâm phân phối như thế nào, vận chuyển hàng hóa ra sao… Tất cả không thể diễn ra một cách tự phát mà cần có những kỹ năng, sự phân tích và thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đó cũng là điểm nổi bật để cạnh tranh trên thương trường nếu dịch vụ kho của bạn chuyên nghiệp. Muốn như vậy người quản trị kho, đội ngũ nhân viên kho phải được trang bị một số kỹ năng, phương pháp cần thiết để nâng cao năng lực quản trị điều hành kho.
Trong khóa học dành riêng chuyên biệt cho lĩnh vực điều hành kho chuyên nghiệp, Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM sẽ cung cấp cho các Anh/Chị một số công cụ, nguyên tắc, phương pháp … giúp việc quản trị kho vừa đảm bảo kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, vừa an toàn, sắp xếp khoa học chuyên nghiệp hơn.

Chương Trình Đào Tạo QUẢN TRỊ KHO BÃI CHUYÊN NGHIỆP 
trường SAM

QUẢN ĐỐC SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP

Chương Trình Đào Tạo

QUẢN ĐỐC SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP


Hiện nay, Doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của quá trình sản xuất cũng như vai trò của Cán bộ Quản lý sản xuất trong hoạt động của Doanh nghiệp, đang còn quá nhiều tồn tại, làm giảm năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp từ vấn đề này.

Để giải quyết được các tồn tại nêu trên, thiết nghĩ Doanh nghiệp cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao năng lực quản lý cho Cán bộ quản lý sản xuất, cũng như cho Cán bộ nghiệp vụ liên quan và bản thân các Giám Đốc Doanh nghiệp cũng cần đánh giá và nhìn nhận lại vai trò, vị trí của bộ máy sản xuất trong Doanh nghiệp. Cần trang bị và hỗ trợ cho cán bộ quản lý ứng dụng những phương pháp quản lý phù hợp với tình trạng, trình độ, năng lực của Doanh nghiệp. Năng lực của cán bộ quản lý có được nâng lên, Doanh nghiệp sẽ sản xuất hiệu quả hơn, có nghĩa là sẽ đạt lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Những điều trên sẽ được chia sẻ tại khóa đào tạo “Quản đốc Sản xuất chuyên nghiệp – Professional Production Supervisor” của Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM.


ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ
  • Giám đốc sản xuất của doanh nghiệp, Quản đốc phân xưởng nhà máy.
  • Các cán bộ nghiệp vụ liên quan đến sản xuất tại các nhà máy.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
  • Hiểu được vai trò, vị trí của Quản Đốc Sản Xuất trong doanh nghiệp.
  • Nắm bắt một số công cụ, phương pháp chính trong quản lý năng suất, quản lý chất lượngquản lý chi phíquản trị tồn kho, đảm bảo an toàn lao động, các công cụ cải tiến KAIZEN5S
  • Cách thức quản trị nhân sự trong sản xuất một cách uyển chuyển, hiệu quả góp phần ổn định và phát triển sản xuất cho doanh nghiệp. 

THỜI GIAN ĐÀO TẠO 8 buổi (4 ngày)


PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
  • Thực hành 70%, lý thuyết 30%
  • Trực quan tại lớp học thông qua hướng dẫn, phát biểu tại chỗ, thảo luận, trình bày.
  • Brainstorming - Trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với Giảng viên và Chuyên gia trong lĩnh vực này.
  • Ví dụ minh họa bài tập giúp học viên áp dụng
GIẢNG VIÊN
  • Giảng viên Business Edge, Better Work, những người có kinh nghiệm quản lý thực tiễn lâu năm tại các Tập đoàn đa quốc gia, các Doanh Nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực quản trị sản xuất.
  • Giảng Viên sẽ chia sẻ kinh nghiệm và giúp người học giải quyết những khó khăn ngay tại lớp học.




Chương trình quản đốc sản xuất chuyên nghiệp nằm trong bộ chương trình Quản Lý Sản Xuất của SAM