Monday, July 27, 2015

Các hoạt động của cán bộ quản trị sản xuất

Cán bộ quản trị sản xuất thực hiện các hoạt động chủ yếu và các quyết định cơ bản sau:

 Trong chức năng hoạch định:


  • Quyết định về tập hợp sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng lực sản xuất.
  • Thiết lập các dự án cải tiến và các dự án khác.
  • Quyết định phương pháp sản xuất cho mỗi mặt hàng.
  • Lập kế hoạch trang bị máy móc và bố trí nhà xưởng, thiết bị.



Trong chức năng tổ chức:


  • Ra quyết định cơ cấu tổ chức của hệ thống quản trị sản xuất như: sản xuất tập trung hay phân tán, tổ chức theo sản phẩm.
  • Thiết kế nơi làm việc, phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động.
  • Sắp xếp mạng lưới nhân viên phân phối hàng hoá và tiếp nhận yếu tố đầu vào cho sản xuất.
  • Thiết lập các chính sách để bảo đảm sự hoạt động bình thường của máy móc thiết bị.


Trong chức năng kiểm soát:


  • Theo dõi và kích thích sự nhiệt tình của nhân viên trong việc thực hiện các mục tiêu.
  • So sánh chi phí với ngân sách; so sánh việc thực hiện định mức lao động; so sánh tồn kho với mức hợp lý.
  • Kiểm tra chất lượng.


Trong chức năng lãnh đạo:


  • Thiết lập các điều khoản hợp đồng thống nhất.
  • Thiết lập các chính sách nhân sự; các hợp đồng lao động.
  • Thiết lập các chỉ dẫn và phân công công việc.
  • Chỉ ra các công việc cần làm gấp.



Trong chức năng động viên:


  • Thực hiện những yêu cầu qua các quan hệ lãnh đạo như mục tiêu, mong muốn.
  • Khuyến khích thông qua khen ngợi, công nhận, khen tinh thần và thưởng vật chất.
  • Động viên qua các công việc phong phú và các công việc thay đổi.


Trong chức năng phối hợp:


  • Thực hiện phối hợp qua các kế hoạch thống nhất; phối hợp các cơ sở dữ liệu được chuẩn hoá
  • Theo dõi các công việc hiện tại và giới thiệu các công việc cần thiết
  • Báo cáo, cung cấp tài liệu và truyền thông.
  • Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay đổi thiết kế...
  • Chịu trách nhiệm trước khách hàng về trạng thái đơn hàng.
  • Chức năng giáo dục phát triển nhân sự, giúp đỡ đào tạo công nhân.


Tóm lại, chức năng quản trị sản xuất thực hiện bởi một nhóm người chịu trách nhiệm sản xuất hàng hoá và dịch vụ cho xã hội. Chức năng sản xuất là một chức năng cơ bản doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng tới sự thành công và phát triển của doanh nghiệp vì nó tác động trực tiếp đến các sản phẩm và dịch vụ cung cấp, ảnh hưởng đến chi phí và chất lượng.

quản trị sản xuất

Thursday, July 23, 2015

Hình ảnh Khóa học kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất

Tìm hiểu sản xuất và quản lý sản xuất


Sản xuất được định nghĩa như là một quá trình chuyển đổi từ đầu vào thành đầu ra, trong hệ thống đó:

- Đầu vào của sản xuất gồm 7 yếu tố: Nguyên vật liệu Cơ sở hạ tầng (nhà xưởng) Máy móc (thiết bị) Con người Vốn Công nghệ Quản lý.

 - Đầu ra của sản xuất là sản phẩm hay dịch vụ.

Quá trình sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả khi đầu ra có giá trị lớn hơn tổng giá trị đầu vào. Lúc này, ta nói rằng đầu ra đã có những giá trị gia tăng. Thuật ngữ “sản xuất” thường được sử dụng để diễn tả quá trình chuyển đổi trong nhà máy sản xuất.

Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và quản lý sản xuất, với nền kinh tế thị trường hiện này thì các kỹ năng quản lý trong sản xuất lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công hay thất bại của Doanh nghiệp.

kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất


Với thực tế đó, Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM đã nghiên cứu khoá học “KỸ NĂNG GIÁM SÁT & QUẢN LÝ SẢN XUẤT” nhằm giúp Doanh nghiệp và các nhà quản lý đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác giám sát, quản lý sản xuất, nâng cao kỹ năng giám sát và quản lý qua việc sử dụng được các công cụ, phương pháp phù hợp. Khóa học đã nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của doanh nghiệp.

Trong 2 ngày 18 - 19 tháng 7 vừa qua, Khóa học kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất đã diễn ra tại trường SAM. Với sự chuyên nghiệp và tận tình và chuyên nghiệp của trường SAM, Khóa học đã diễn ra thành công và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các học viên.

kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất

kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất

kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất

kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất

kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất

kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất

kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất

kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất


Với nhiều chương trình được cập nhật thường xuyên, đổi mới theo xu hướng thế giới và chất lượng Giảng viên đạt chuẩn BE của Úc. Các chương trình Kỹ năng giám sát & quản lý sản xuất của SAM tự tin khẳng định vị thế của mình trên thị trường đào tạo mà chưa có một đơn vị nào có thể làm được.





Tuesday, July 14, 2015

tìm hiểu quản lý sản xuất và tác nghiệp

Khi nói đến sản xuất và quản lý sản xuất nhiều người thường nghĩ tới những doanh nghiệp chế tạo, sản xuất các sản phẩm vật chất cụ thể như bàn, ghế, tủ, các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, văn hóa phẩm… và gắn liền với những hình ảnh của nhà máy, xí nghiệp, dây chuyền sản xuất. Trong quá khứ, vấn đề này chỉ được thực hiện riêng biệt trong việc quản lý sản xuất. 
Theo quan niệm phổ biến hiện nay thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Sản xuất là một trong phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho xã hội. Quản lý hệ thống sản xuất sản phẩm, dịch vụ là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng doanh nghiệp. Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Quản trị sản xuất chính là tổng hợp quá trình hoạch định, tổ chức triển khai và kiểm tra hệ thống sản xuất của Doanh nghiệp mà trong đó yếu tố trung tâm là quản trị quá trình biến đổi nhằm chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra nhằm thực hiện những mục tiêu định trước.

Quản lý sản xuất
Bộ phận trung tâm của hệ thống sản xuất là quá trình biến đổi. Đó là quá trình chế biến, chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra gồm hàng hóa hoặc dịch vụ, đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì được xác định là bộ phận hạt nhân của hệ thống sản xuất, do đó kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế, tổ chức và quản trị quá trình biến đổi này.
Các yếu tố đầu vào rất đa dạng bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ, thông tin, khách hàng… Chúng là những nguồn lực cần thiết cho bất kỳ quá trình sản xuất nào. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả đòi hỏi phải khai thác và sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm nhất.
Đầu ra thường bao gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ. Đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ, đầu ra được thể hiện dưới nhiều dạng khó nhận biết một cách cụ thể như của hoạt động sản xuất. Ngoài những sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra sau mỗi quá trình sản xuất/cung ứng dịch vụ còn có một số phụ phẩm khác có ích hoặc không có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phí lớn cho việc xử lý, giải phóng chúng, nhất là trong yêu cầu phát triển bền vững ngày nay, chẳng hạn phế phẩm, chất thải các loại…
Thông tin ngược là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Những thông tin này cho biết tình hình thực tế diễn ra như thế nào? Từ đó sẽ giúp nhà quản trị có những điều chỉnh hợp lý trong quản trị.
Các đột biến ngẫu nhiên ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất, đôi khi làm cho sản xuất không thực hiện được mục tiêu như mong muốn. Chẳng hạn như thiên tai, lũ lụt, chiến tranh, hỏa hoạn, sự thay đổi về chính sách, thị hiếu của khách hàng thay đổi…
Nhiệm vụ của quản lý sản xuất và tác nghiệp là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn đầu tư ban đầu. Đó chính là phải tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng tạo ra động cơ phấn đấu của mỗi doanh nghiệp. Với xã hội tạo ra ngày càng nhiều giá trị gia tăng sẽ góp phần tăng thu nhập quốc dân, tăng tích lũy của cải cho một xã hội ngày càng giàu có và phát triển.
Sưu tầm và biên tập